Lịch sử Trần_Văn_Thời_(huyện)

Giai đoạn 1945-1975

Việt Nam Cộng hòa

Thời Pháp thuộc, địa bàn này vẫn là một phần nhỏ của quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1956. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 10 năm 1956 tỉnh Cà Mau lại đổi tên thành tỉnh An Xuyên.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn này vốn là quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên sau năm 1956, gồm 3 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Phong Lạc. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Sông Ông Đốc bị giải thể.

Chính quyền Cách mạng

Năm 1951, chính quyền Việt Minh thành lập huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Bạc Liêu, bao gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Sau năm 1956, chính quyền Cách mạng đặt huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Địa bàn huyện Trần Văn Thời lúc bấy giờ tương ứng với quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Từ năm 1976 đến nay

Năm 1976, huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải, ban đầu viết là Trần Thời, bao gồm thị trấn Sông Ông Đốc (từ ngày 14 tháng 2 năm 1984 trở đi gọi là thị trấn Sông Đốc) và 5 xã: Khánh Hưng A, Khánh Hưng B, Trần Hợi, Phong Lạc, Khánh Bình.

  • Quyết định 181-CP[1] ngày 11 tháng 07 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời.
  • Quyết định 275-CP[2] ngày 25 tháng 07 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải:
  1. Chia xã Khánh Hưng A thành năm xã lấy tên là xã Khánh Dân, xã Khánh Hải, xã Khánh Hiệp, xã Khánh Hòa và xã Khánh Hưng.
  2. Chia xã Khánh Hưng B thành hai xã lấy tên là xã Khánh Tân và xã Khánh Hưng B.
  3. Chia xã Trần Hợi thành bốn xã và một thị trấn, lấy tên là xã Khánh Lộc, xã Khánh Dũng, xã Khánh Xuân, xã Trần Hợi và thị trấn Trần Văn Thời.
  4. Chia xã Phong Lạc thành ba xã lấy tên là xã Phong Phú, xã Phong Điền và xã Phong Lạc.
  5. Chia xã Khánh Bình thành bốn xã lấy tên là xã Khánh Bình, xã Khánh Bình Trung, xã Khánh Bình Đông và xã Khánh Bình Tây.
  6. Thành lập một xã mới ở vùng sông ông Đốc lấy tên là xã Lợi An.
  • Quyết định 33B-HĐBT[3] ngày 14 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải:
  1. Giải thể xã Phong Phú để sáp nhập vào xã Phong Lạc và xã Lợi An:
  2. Sáp nhập xã Khánh Dũng và xã Khánh Hưng thành một xã lấy tên là xã Khánh Hưng.
  3. Sáp nhập xã Khánh Xuân và xã Trần Hợi thành một xã lấy tên là xã Trần Hợi.
  4. Giải thể xã Khánh Bình Trung để sáp nhập vào xã Khánh Bình và xã Khánh Bình Đông.
  5. Sáp nhập xã Khánh Dân và xã Khánh Hiệp thành một xã lấy tên là xã Khánh Dân.
  • Quyết định 51/QĐ-TCCP[4] ngày 02 tháng 02 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải:
  1. Hợp nhất hai xã Khánh Đông, Khánh Tây thành xã Khánh Bình Đông.
  2. Đổi tên xã Khánh Xuân thành xã Trần Hợi.
  3. Hợp nhất hai xã Khánh Dân, Khánh Hưng thành xã Khánh Hưng.
  4. Hợp nhất hai xã Khánh Hưng B, Khánh Tân thành xã Khánh Bình Tây.
  5. Hợp nhất hai xã Khánh Hải, Khánh Hòa thành xã Khánh Hải.
  6. Tách một phần đất xã Phong Lạc nhập vào xã Lợi An.
  7. Tách một phần đất thị trấn Sông Đốc nhập vào xã Phong Lạc.
  8. Huyện Trần Văn Thời lúc này gồm có 2 thị trấn: Trần Văn Thời (huyện lị), Sông Đốc và 8 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Hải, Khánh Hưng, Lợi An, Phong Lạc, Trần Hợi.
  • Nghị quyết [5] ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, Khi đó huyện Trần Văn Thời trở thành huyện của tỉnh Cà Mau.
  • Nghị định 42/1999/NĐ-CP[6] ngày 25 tháng 06 năm 1999 của Chính phủ về việc thành lập xã Khánh Bình Tây Bắc trên cơ sở có 9.864 ha diện tích tự nhiên và 17.212 người của xã Khánh Bình Tây.
  • Nghị định 113/2005/NĐ-CP[7] ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau:
  1. Thành lập xã Phong Điền trên cơ sở 5.578,88 ha diện tích tự nhiên và 13.208 người của xã Phong Lạc.
  2. Thành lập xã Khánh Lộc trên cơ sở 2.478 ha diện tích tự nhiên và 8.215 người của xã Trần Hợi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần_Văn_Thời_(huyện) //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://tranvanthoi.camau.gov.vn/ http://www.camau.gov.vn/wps/portal/!ut/p/a1/tVVNd6... http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%... http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%... http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=... http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Q... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Q...